Nghệ thuật tranh giấy của người Nùng Dín

Tranh giấy là nghề thủ công với nét đặc trưng, truyền thống đòi hỏi sự tỉ mỉ, công phu để tạo ra những sản phẩm nghệ thuật tinh tế phục vụ cho nghi lễ đám tang của người Nùng Dín.Tranh giấy là nghề thủ công truyền thống lâu đời của người Nùng Dín ở huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp bằng Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Đây là một nghề với nét đặc trưng, truyền thống đòi hỏi sự tỉ mỉ, công phu để tạo ra những sản phẩm nghệ thuật tinh tế phục vụ cho nghi lễ đám tang của người Nùng Dín.
Ảnh minh hoạ.

Ảnh minh hoạ.

Ở thôn Nấm Oọc, xã Nấm Lư, huyện Mường Khương, anh Vàng Văn Chiến được người dân nơi đây biết đến là một người am hiểu về làm tranh giấy và thường giúp đỡ các gia đình trong thôn khi có tang lễ. Anh Chiến chia sẻ: Đàn ông ở thôn anh hầu như ai cũng biết làm tranh giấy.

“Bản thân tôi cũng thích làm nghề này. Tất cả các đám trong thôn là tôi cũng tham gia. Các cụ ngày xưa đã truyền đạt lại cho tôi, tôi cũng đã học hỏi được phần nào”.

Việc làm tranh giấy ở đám tang người Nùng Dín là một nghi lễ bắt buộc. Gia đình nào có người qua đời, gia chủ sẽ mời các nghệ nhân đến nhà làm lễ vật bằng tranh giấy để cho người quá cố đem về thế giới bên kia, đó là những món đồ mô phỏng công trình nhà cửa, đồ dùng, tiền của, phương tiện lao động… Theo quan niệm của người Nùng Dín, con người có linh hồn, khi người chết thì hồn sẽ lìa khỏi xác và vẫn tồn tại ở một thế giới siêu nhiên. Hồn người chết vẫn có thể quay về thăm gia đình phù hộ cho con cháu làm ăn phát đạt, sống mạnh khoẻ, bình an.
Các nghệ nhân đục tranh giấy

Các nghệ nhân đục tranh giấy

Tranh giấy của người Nùng Dín chủ yếu được làm bằng cách đục trên giấy. Tranh được đục theo hai cách: đục trực tiếp trên khổ giấy hoặc đục theo khuôn mẫu có trước. Vì các họa tiết, hoa văn rất sát nhau, với nhiều hình dáng, lại thường đục cả tập giấy dày nhiều lớp, nên lưỡi đục phải sắc, thao tác phải khéo léo. Tùy thuộc vào từng loại hoa văn mà nghệ nhân lựa chọn thêm dụng cụ kéo, dao, cật nứa, dùi, đục, búa cho phù hợp, để tạo ra các hoa văn sắc nét, tinh tế. Các nghệ nhân thường kết hợp nhiều màu khác nhau trên cùng một bức tranh, như tím, đỏ, xanh, vàng, đen và trắng.

Ông Nùng Chản Phìn,  nguyên Phó Giám đốc Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch tỉnh Lào Cai nói: “Thợ đục anh phải có lương tâm. Đục và ghép phải đúng quy định, theo lẽ. Nếu anh đục trái khi đến lẽ đem treo người ta cũng không treo đâu”.

Với mong muốn được bảo tồn và phát huy, nên các nghệ nhân tranh giấy ở huyện Mường Khương luôn mong muốn truyền lại cho thế hệ sau kinh nghiệm mà mình đã được học từ những người đi trước. Ông Lù Phìn Hòa ở thôn Văng Leng, xã Tung Chung Phố, huyện Mường Khương, chia sẻ: “Bác cũng dạy cho những người trẻ tuổi được 5-6 đứa, còn lớp 30 tuổi cũng được hơn 10 người..”.

Tranh giấy của người Nùng Dín ngoài ý nghĩa giáo dục con cháu phải biết sống có nguồn cội, sự thủy chung, còn thể hiện thông điệp giáo dục người đang sống phải biết trân trọng những giá trị mà họ đang có. 

Nghệ thuật làm tranh giấy của đồng bào Nùng Dín đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Chính vì vậy, loại hình nghệ thuật độc đáo này cần phải được quan tâm gìn giữ ./. 

                                            Theo; vov.vn
Làng gốm Bát Tràng thu hút nhiều gia đình trong dịp nghỉ lễ
Ngân vang nhịp chiêng ở làng Tà Vót

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đóng Giỏ hàng của tôi
Đóng Danh sách yêu thích
Recently Viewed Close
Đóng

Đóng
dẫn đường
Thể loại