Bằng các công cụ thô sơ và kỹ thuật điêu luyện, người dân ở xã Thống Nhất từ đời này qua đời khác đã làm ra những sản phẩm gia dụng từ nghề thổi thủy tinh truyền thống.
Trong khu xưởng nhỏ rộng vỏn vẹn 10m2 tại thôn Hoàng Xá (xã Thống Nhất, Thường Tín, Hà Nội), người thợ trẻ Lê Duy Đại (sinh năm 2000) miệt mài đỏ lửa làm ra các đồ thủy tinh. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Mặc dù mới vào nghề chỉ hơn 1 năm, nhưng Đại đã tỏ ra là một người thợ lành nghề, tháo vát. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Chỉ trong vài phút, Đại thoăn thoắt hơ, kéo các ống tuýp thủy tinh, mím miệng dồn hơi thổi tạo hình cho thủy tinh. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Trong khu xưởng nhỏ rộng vỏn vẹn 10m2 tại thôn Hoàng Xá (xã Thống Nhất, Thường Tín, Hà Nội), người thợ trẻ Lê Duy Đại (sinh năm 2000) miệt mài đỏ lửa làm ra các đồ thủy tinh. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Xưởng nhà ông Tiến có quy mô nhỏ, mặt hàng chủ yếu là lọ thủy tinh cho chim ăn. Nếu làm đều đặn mỗi ngày xưởng có thể sản xuất hàng trăm sản phẩm. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Những ngày hè nắng nóng gần 40 độ C, công việc lại càng vất vả hơn. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Từ những năm 60, người dân xã Thống Nhất đã sản xuất ra các vật dụng bằng thủy tinh từ đơn giản như ống tiêm Philatop, bóng đèn, chai, lọ,… (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Quy trình để tạo ra một sản phẩm thủy tinh, cần trải qua nhiều công đoạn, từ việc chọn mua nguyên liệu hoặc nhập nguyên liệu để tái chế. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Tùy theo yêu cầu của từng sản phẩm mà quy trình sản xuất có thể khác nhau như thổi, ép, kéo, cuốn… Tuy nhiên, phương pháp gia công truyền thống phổ biến nhất đã được áp dụng qua nhiều đời vẫn là phương pháp thổi. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Anh Hồ Quang Hiển, một người thợ làm nghề thổi thủy tinh hơn 34 năm tại làng, cho biết gia đình anh không chỉ làm các sản phẩm đơn giản mà còn làm những vật dụng yêu cầu kỹ thuật cao hơn, cầu kỳ và khéo léo hơn. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Khi nung nóng thủy tinh trên lửa tới độ ‘chín,’ người thợ sẽ sử dụng một ống sắt để quết thủy tinh nóng chảy vào đầu ống, sau đó dùng hơi để thổi vào thủy tinh nở phình ra. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Mỗi xưởng sản xuất thủy tinh đều có những bí quyết riêng khác nhau từ công đoạn lựa chọn chất liệu thủy tinh cho tới nung nóng và tạo hình sản phẩm để làm ra những sản phẩm có độ bền cao, có độ trắng trong suốt và đều nhau. Sản phẩm làm ra còn phải đảm bảo về độ an toàn khi sử dụng. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Có lúc tưởng như bị mai một, nhưng đến nay những người dân nơi đây vẫn bảo tồn, duy trì được tinh hoa của nghề làm thủy tinh truyền thống. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Nhiều hộ làm nghề thổi thủy tinh truyền thống ở xã Thống Nhất hiện không chỉ sản xuất những đồ dùng thủy tinh truyền thống mà còn tìm tòi nghiên cứu để làm ra các vật dụng, thiết bị sử dụng trong lĩnh vực y tế, giáo dục. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Hiện nay, các thôn Giáp Long, Hoàng Xá, Thượng Giáp của xã Thống Nhất vẫn còn giữ được nghề. Tuy nhiên, mỗi làng chỉ còn vài hộ làm theo lối công nghiệp. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Đến thời điểm hiện tại, thổi thủy tinh tuy không còn là nghề chủ đạo của xã Thống Nhất nhưng vẫn ghi dấu đậm nét với mọi người về một làng nghề từng nức tiếng gần xa. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Theo: vietnamplus.vn