Giữ màu gốm mộc Phổ Khánh

Trải qua bao nhiêu thăng trầm, làng gốm mộc Phổ Khánh (thị xã Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi) từng nức tiếng gần xa với sản phẩm đồ gốm gia dụng vẫn đang nỗ lực để duy trì và phát triển.
Xã Phổ Khánh (thị xã Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi) là nơi có làng gốm mộc với truyền thống hàng trăm năm. Nơi đây chuyên sản xuất gốm gia dụng như: Nồi, niêu, trách, trả, khuôn bánh xèo, ấm nước...
Xã Phổ Khánh (thị xã Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi) là nơi có làng gốm mộc với truyền thống hàng trăm năm. Nơi đây chuyên sản xuất gốm gia dụng như: Nồi, niêu, trách, trả, khuôn bánh xèo, ấm nước…
Bà Đặng Thị Mỹ có hơn 40 năm làm gốm, chia sẻ: "Mỗi công đoạn làm gốm đều phải đúng kỹ thuật. Người thợ phải biết pha trộn nguyên liệu đất sét theo tỷ lệ 2 đất xanh, 8 đất vàng rồi nhào nặn, chuốt đều, công phu, tỷ mẩn mới tạo ra được sản phẩm đẹp và bền”.
Bà Đặng Thị Mỹ có hơn 40 năm làm gốm, chia sẻ: “Mỗi công đoạn làm gốm đều phải đúng kỹ thuật. Người thợ phải biết pha trộn nguyên liệu đất sét theo tỷ lệ 2 đất xanh, 8 đất vàng rồi nhào nặn, chuốt đều, công phu, tỷ mẩn mới tạo ra được sản phẩm đẹp và bền”.
Gốm được chuốt thủ công trên bàn xoay.
Gốm được chuốt thủ công trên bàn xoay.
Chuốt và tạo hình xong, gốm được mang đi phơi nắng cho rắn chắc.
Chuốt và tạo hình xong, gốm được mang đi phơi nắng cho rắn chắc.
Sau đó đưa vào lò nung.
Sau đó đưa vào lò nung.
Để có mẻ gốm đạt chất lượng, người thợ phải biết cách canh lửa. Thông thường, thời gian nung một mẻ gốm kéo dài từ 14 đến 24 tiếng.
Để có mẻ gốm đạt chất lượng, người thợ phải biết cách canh lửa. Thông thường, thời gian nung một mẻ gốm kéo dài từ 14 đến 24 tiếng.
Gốm Phổ Khánh đặc biệt ở chỗ hoàn toàn là gốm mộc, không sử dụng một loại nước men nào.
Gốm Phổ Khánh đặc biệt ở chỗ hoàn toàn là gốm mộc, không sử dụng một loại nước men nào.
Gốm Phổ Khánh đã có từ lâu đời, là nghề cha truyền con nối. Thời hưng thịnh, có đến 300 hộ dân làm gốm. Sản phẩm từ gốm được mang tiêu thụ ở nhiều tỉnh, thành. Do nguyên liệu khan hiếm và nhu cầu thị trường giảm dần nên hiện chỉ còn khoảng 10 hộ giữ nghề.
Gốm Phổ Khánh đã có từ lâu đời, là nghề cha truyền con nối. Thời hưng thịnh, có đến 300 hộ dân làm gốm. Sản phẩm từ gốm được mang tiêu thụ ở nhiều tỉnh, thành. Do nguyên liệu khan hiếm và nhu cầu thị trường giảm dần nên hiện chỉ còn khoảng 10 hộ giữ nghề.
Để giữ gìn, phát triển nghề truyền thống, chính quyền xã Phổ Khánh đăng ký gốm được sản xuất tại đây là sản phẩm OCOP.  Đồng thời, vận động người dân đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, khuyến khích duy trì sản xuất thủ công song hành với sản xuất bằng máy, vừa đáp ứng nhu cầu của thị trường, vừa gìn giữ nghề truyền thống.
Để giữ gìn, phát triển nghề truyền thống, chính quyền xã Phổ Khánh đăng ký gốm được sản xuất tại đây là sản phẩm OCOP.  Đồng thời, vận động người dân đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, khuyến khích duy trì sản xuất thủ công song hành với sản xuất bằng máy, vừa đáp ứng nhu cầu của thị trường, vừa gìn giữ nghề truyền thống.

                                         Theo:  kinhtedothi.vn

Nghề khảm sành sứ – Nghệ thuật từ mảnh vỡ ghi dấu ấn trường tồn lên những công trình trăm tuổi đặc trưng xứ Huế
Ngôi làng của những người dùng hơi thở để kiếm sống

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đóng Giỏ hàng của tôi
Đóng Danh sách yêu thích
Recently Viewed Close
Đóng

Đóng
dẫn đường
Thể loại