Nghề thêu thổ cẩm độc đáo của người Dao Quế Lâm ở thôn Nà Hai, xã Quảng Khê, tỉnh Bắc kạn

Giống như các dân tộc thiểu số khác, người Dao Quế Lâm ở Bắc kạn cũng có một số nghề thủ công mang dấu ấn riêng độc đáo như rèn đúc, thêu in hoa, hát then,… Trong đó, thêu thổ cẩm là một hoạt động được người Dao Quế Lâm ở thôn Nà Hai còn gìn giữ và phát triển nhất.
Nghề thêu thổ cẩm độc đáo của người Dao Quế Lâm ở thôn Nà Hai, xã Quảng Khê, tỉnh Bắc kạn

Nghề thêu thổ cẩm được các nghệ nhân gìn giữ và lưu truyền từ đời này qua đời khác

Thôn Nà Hai, xã Quảng Khê vốn là một địa danh nổi tiếng bởi cảnh đẹp nên thơ với những con người chân thật, hồn hậu mang trong mình những nét văn hóa, bản sắc riêng. Tại đây, không chỉ bị chú ý bởi cảnh sắc và con người, chúng ta còn bị thu hút bởi một nét văn hóa cực kì đặc sắc của người Dao Quế Lâm đó chính là nghề thêu thổ cẩm.

Nghề thêu thổ cẩm độc đáo của người Dao Quế Lâm ở thôn Nà Hai, xã Quảng Khê, tỉnh Bắc kạn

Sản phẩm thêu được các nghệ nhân dệt thủ công và trau chuốt rất tỉ mỉ
Nghề thêu thổ cẩm ở đây vốn đã có từ rất lâu đời, đối với họ đây chính là một phong tục, một thói quen hàng ngày để giữ gìn bản sắc văn hóa và góp phần tạo thêm thu nhập. Phụ nữ ở đây ai cũng phải thêu cho mình ít nhất một bộ vì theo quen niệm của người Dao Quế Lâm thì một người con gái mà không biết thêu sẽ rất khó trong việc chọn vợ, gả chồng và thậm chí sẽ bị chê trách từ phía gia đình. Cũng chính vì lẽ đó mà nét văn hóa này hiện vẫn được lưu giữ truyền lại tới tận bây giờ mà không hề bị mai một.

Nghề thêu thổ cẩm độc đáo của người Dao Quế Lâm ở thôn Nà Hai, xã Quảng Khê, tỉnh Bắc kạn

Hình ảnh cô Triệu Thị Nính – nghệ nhân thêu lâu năm của thôn Nà Hai, xã Quảng Khê

Tùy vào kĩ năng thêu, thông thường để sản xuất ra một sản phẩm thì nghệ nhân thêu sẽ phải dệt thủ công mất khoảng 10 – 20 ngày mới hoàn thành được một tác phẩm thêu hoàn chỉnh. Khi được hỏi về ý nghĩa của từng họa tiết trên sản phẩm thêu thổ cẩm, cô Phạm Thị Nính – một nghệ nhân lâu năm ở thôn Nà Hai, xã Quảng Khê chia sẻ: “Mỗi chi tiết trên sản phẩm thêu đều mang một câu chuyện ý nghĩa riêng. Các chi tiết màu hồng, đỏ tượng trưng cho hoa, lá, màu vàng là tượng trưng cho thiên nhiên, ngoài cảnh sắc thiên nhiên, sản phẩm thêu còn hiện hữu ẩn dụ hình ảnh con người, hình ảnh một cộng đồng đoàn kết, dắt tay nhau để cùng vượt qua những khó khăn trong cuộc sống”.

Ngày nay, các sản phẩm từ nghề thêu thổ cẩm không chỉ biết đến tại địa phương mà theo chân du khách, những sắc màu thổ cẩm đã có mặt ở nhiều nơi trên thế giới và trở thành nguồn cảm hứng cho các nhiếp ảnh gia, nhà thiết kế nổi tiếng.

                                              Theo:  baophapluat.vn

“Làng cờ đỏ” Từ Vân nhộn nhịp, tất bật tiếp lửa cho thể thao Việt Nam
Du lịch “vùng đất trăm nghề” cất cánh?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đóng Giỏ hàng của tôi
Đóng Danh sách yêu thích
Recently Viewed Close
Đóng

Đóng
dẫn đường
Thể loại