Làng xôi Phú Thượng tất bật phục vụ Tết Đoan ngọ

Làng xôi Phú Thượng tất bật phục vụ Tết Đoan ngọ

Tất bật từ nửa đêm, bà con làng xôi Phú Thượng đã phục vụ tỏa khắp thành phố, đưa đến mọi ngõ ngách những suất xôi, cơm rượu nếp thơm nồng, đượm vị.
Dân sinh - Làng xôi Phú Thượng tất bật phục vụ Tết Đoan ngọ
Tết Đoan ngọ hay còn gọi là Tết diệt sâu bọ, ngày lễ quan trọng trong truyền thống của người Việt Nam , diễn ra vào ngày mùng 5 tháng 5 Âm lịch. Tại làng xôi Phú Thượng (quận Tây Hồ, Hà Nội ), người dân dậy từ 3h sáng để chuẩn bị xôi, cơm rượu nếp để phục vụ nhu cầu khách hàng.
Dân sinh - Làng xôi Phú Thượng tất bật phục vụ Tết Đoan ngọ (Hình 2).
Gắn bó với nghề hơn 20 năm, bình thường nhà ông Nguyễn Văn Cơ (Phú Thượng, Tây Hồ) xôi khoảng 25kg gạo, ngày Tết Đoan Ngọ hôm nay, nhà ông làm 40kg.  
Mỗi công đoạn công Cơ đều thực hiện rất cẩn thận để không làm bụi bẩn vào trong xôi. Theo ông Cơ, làm xôi phải sạch sẽ, nếu bẩn sẽ bị sạn và không ăn được.
Dân sinh - Làng xôi Phú Thượng tất bật phục vụ Tết Đoan ngọ (Hình 3).
Ngày Tết Đoan Ngọ nhà ông Cơ phải dậy sớm hơn, 2h30 đã liên tục ngồi đánh xôi tơi ra để hấp lần 2. 
Dân sinh - Làng xôi Phú Thượng tất bật phục vụ Tết Đoan ngọ (Hình 4).
Ông Cơ cho biết, để xôi dẻo và ngon, khoảng 30 phút ông lại cho xôi ra một lần để tưới thêm nước.
Dân sinh - Làng xôi Phú Thượng tất bật phục vụ Tết Đoan ngọ (Hình 5).
Công nghệ phát triển, các hộ dân đều nấu xôi bằng bếp điện nên lượng xôi của mỗi nhà đều tăng hơn rất nhiều so với những năm nấu bằng bếp củi.
Dân sinh - Làng xôi Phú Thượng tất bật phục vụ Tết Đoan ngọ (Hình 6).
Để có được các loại xôi và những chậu cơm rượu nếp thơm nồng buổi sáng sớm, vợ chồng ông Cơ gần như thức cả đêm.
Dân sinh - Làng xôi Phú Thượng tất bật phục vụ Tết Đoan ngọ (Hình 7).
Với nhiều người, món ăn nhất định phải có trong ngày Tết Đoan ngọ là cơm rượu nếp. Theo quan niệm dân gian, cơm nếp có thể diệt ký sinh trùng, mầm bệnh trong cơ thể.
Dân sinh - Làng xôi Phú Thượng tất bật phục vụ Tết Đoan ngọ (Hình 8).
Hiện nay, làng nghề nấu xôi Phú Thượng có khoảng hơn 500 hộ làm nghề truyền thống này, con số cũng có sự thay đổi theo thời gian.

                                              Theo:  nguoiduatin.vn

Người Xuân La nặn tò he cho trẻ Đà Nẵng
Sắc mầu thổ cẩm Lâm Bình

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đóng Giỏ hàng của tôi
Đóng Danh sách yêu thích
Recently Viewed Close
Đóng

Đóng
dẫn đường
Thể loại