Làng gốm Bát Tràng: Dấu ấn cổ truyền giữa lòng Hà Nội

Trải qua bao thăng trầm của thời gian, Làng Gốm Bát Tràng không chỉ nổi bật với sắc màu văn hóa truyền thống mà còn là địa điểm độc đáo thu hút khách du lịch.

Lưu giữ nét văn hóa cổ xưa của Hà Nội

Nhắc đến làng nghề truyền thống lâu đời ở Việt Nam, không thể bỏ qua cái tên Làng gốm Bát Tràng. Làng gốm Bát Tràng chỉ là nơi lưu giữ nét văn hóa truyền đời của Hà Nội, mà còn một trong những nguồn cung cấp đồ gốm sứ lớn nhất Việt Nam.

Làng gốm Bát Tràng nằm ở ven sông Hồng, thuộc huyện Gia Lâm ngoại thành Hà Nội. Cái tên Bát Tràng có nghĩa là “cái sân lớn”, và làng có lịch sử hình thành từ thời Lê. Đây là làng gốm lâu đời nổi tiếng nhất ở Việt Nam, cũng như là địa điểm mà du khách trong và ngoài nước không thể không một lần ghé thăm.
Làng gốm Bát Tràng: Dấu ấn cổ truyền giữa lòng Hà Nội - Ảnh 1

Làng gốm Bát Tràng là nơi lưu giữ nét văn hóa truyền đời của Hà Nội.

Trải qua bao thăng trầm của thời gian, Làng gốm Bát Tràng ngày nay là địa điểm du lịch rất hấp dẫn ở gần, thu hút nhiều người muốn tìm hiểu về kỹ nghệ làm gốm, cũng như mua về nhà những sản phẩm gốm xuất sắc nhất tại đây.

Theo sử sách ghi lại, Làng gốm Bát Tràng đã được hình thành vào khoảng thế kỷ 14 – 15. Dư địa chí của Nguyễn Trãi có ghi chép lại “Làng Bát Tràng làm đồ chén bát”, “Bát Tràng thuộc huyện Gia Lâm, Huê Cầu thuộc huyện Văn Giang. Hai làng này đều cung ứng đồ cống cho Trung Quốc là 70 bộ bát đĩa và 200 tấm vải thâm…”.
Làng gốm Bát Tràng: Dấu ấn cổ truyền giữa lòng Hà Nội - Ảnh 2

Nhắc đến làng nghề truyền thống lâu đời ở Việt Nam, không thể bỏ qua cái tên Làng gốm Bát Tràng.

Thông qua nhiều câu chuyện dân gian, có thể thấy Làng gốm Bát Tràng được hình thành trước khi ghi lại trong sử sách do 3 vị thái học sinh truyền lại. Trong gia phả của nhiều dòng họ ở Bát Tràng cũng có nhiều dấu ấn lịch sử của làng gốm như xuất hiện gốm sứ trong đời sống người dân với những họa tiết, hoa văn khác nhau. Điều này cũng đã được những nhà khảo cổ hiện đại xác nhận qua các dấu tích của các lớp đất nung và mảnh gốm tìm thấy được ở các vùng Thanh Hóa, Ninh Bình…

Làng gốm Bát Tràng chuyên sản xuất những loại gốm sứ đa dạng cả về chủng loại lẫn kiểu dáng. Điều thú vị nhất khi đến Bát Tràng là các bạn có thể trực tiếp ngắm nhìn các nghệ nhân làm ra những sản phẩm gốm đầy tinh tế hay được tự tay nặn những sản phẩm theo ý thích. Chính vì vậy, Làng gốm Bát Tràng được biết đến với các sản phẩm gốm sứ không chỉ được người tiêu dùng trong nước biết đến mà rất nhiều các thị trường lớn trên thế giới ưa chuộng.
Làng gốm Bát Tràng: Dấu ấn cổ truyền giữa lòng Hà Nội - Ảnh 3
Nét đẹp của sản phẩm Bát Tràng là vẻ đẹp tinh xảo thể hiện trên từng đường nét từ khi chỉ là vật liệu thô cho đến khi thành sản phẩm đến tay người tiêu dùng. 

Làng gốm Bát Tràng: Dấu ấn cổ truyền giữa lòng Hà Nội - Ảnh 4

Nét đẹp của sản phẩm Bát Tràng là vẻ đẹp tinh xảo thể hiện trên từng chi tiết, đường nét từ khi chỉ là vật liệu thô cho đến khi thành sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Cốt đất đặc trưng của gốm được phối tạo nên từ cát và phù sa của dòng sông Hồng. Men gốm được nung ở nhiệt độ tương đối cao từ 1250 đến 1320 độ C, tạo nên màu men sâu, đằm, mang đặc thù riêng của dòng gốm cổ.
Làng gốm Bát Tràng: Dấu ấn cổ truyền giữa lòng Hà Nội - Ảnh 5

Nghệ nhân tỉ mẩn tạo nên vẻ đẹp tinh xảo thể hiện trên từng chi tiết, đường nét.

Người Bát Tràng đã tìm tòi, sáng tạo và theo đuổi dòng sản phẩm của riêng mình: gốm men gio. Ông Tô Thanh Sơn – nghệ nhân gốm sứ chia sẻ: “Men nơi đây được chế bằng men gio (trấu), tức là vỏ trấu đốt lên, trộn với bùn đất, vôi bột với một tỉ lệ nhất định rồi nghiền mịn. Bài men gio trấu là bài men cổ truyền của Làng gốm Bát Tràng”.

Thu hút khách du lịch năm châu

Giữa thủ đô hoa lệ, Làng gốm Bát Tràng không chỉ nổi bật với sắc màu văn hóa truyền thống mà còn là địa điểm độc đáo thu hút khách du lịch.

Bát Tràng hiện nay không chỉ là một làng nghề sản xuất mà còn là làng văn hóa. Với nhiều công trình tín ngưỡng cùng sản phẩm gốm chất lượng cao, ngôi làng đã trở thành một địa điểm du lịch trải nghiệm thú vị.

Đến với làng gốm, khách du lịch được thử sức làm một “nghệ nhân không chuyên” dưới sự hướng dẫn tận tình, tỉ mỉ của những người thợ lành nghề có kinh nghiệm lâu năm. Ngoài việc tự nặn một sản phẩm gốm đơn giản, người tham quan có nhu cầu còn được nung và tráng men theo “đúng chuẩn”, vẽ màu hoặc họa tiết trang trí theo ý muốn,… Không chỉ lan tỏa nét văn hóa độc đáo và đem đến trải nghiệm thú vị cho du khách, hoạt động này còn góp phần tăng nguồn thu cho Bát Tràng.
Làng gốm Bát Tràng: Dấu ấn cổ truyền giữa lòng Hà Nội - Ảnh 6
Với màu văn hóa truyền thống, Làng gốm Bát Tràng được đánh giá là địa điểm độc đáo thu hút khách du lịch.

Bên cạnh truyền thống làng nghề, xã Bát Tràng hiện có 9 di tích lịch sử, văn hóa, kiến trúc, 2 di tích cách mạng kháng chiến, 23 ngôi nhà cổ và 16 nhà thờ họ – là nơi lưu giữ nhiều nét văn hóa truyền thống của Bát Tràng xưa. Năm 2019, UBND TP.Hà Nội đã có quyết định công nhận Bát Tràng là Điểm du lịch của Thủ đô; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận “Nghề truyền thống gốm làng Bát Tràng, xã Bát Tràng là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia”.

Chủ tịch UBND xã Bát Tràng Phạm Huy Khôi cho biết, sau khi Bát Tràng được công nhận là điểm du lịch, số lượng khách đến đây trải nghiệm tăng gấp đôi, có thời điểm tăng gấp 3 so với trước. “UBND xã Bát Tràng đã triển khai nhiều giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy giá trị làng nghề truyền thống, như: Ứng dụng công nghệ 4.0 để phát triển du lịch thông minh; thực hiện tôn tạo, bảo tồn nhiều di tích, gồm có đình, văn chỉ Bát Tràng; khu lò bầu cổ, nhà nghệ nhân”, ông Phạm Huy Khôi thông tin.

Được xây dựng lấy cảm hứng từ những đường cong của đất làm gốm trên bàn xoay, Bảo tàng gốm Bát Tràng đang trở thành một trong những địa điểm tham quan mới của người dân Hà Nội.
Làng gốm Bát Tràng: Dấu ấn cổ truyền giữa lòng Hà Nội - Ảnh 7
Bảo tàng gốm Bát Tràng được lấy cảm hứng từ những đường cong của đất làm gốm trên bàn xoay.

Công trình này được xây dựng trên một khu đất rộng 3,700 m2, trên số 28 nhìn ra dòng kênh Bắc Hưng Hải ở thôn 5, xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội, chỉ cách làng gốm Bát Tráng vài mét và cách trung tâm thủ đô khoảng 20km, vào năm 2018, dưới sự thiết kế của kiến trúc sư Hoàng Thúc Hào – một người luôn có rất nhiều những ý tưởng sáng tạo độc đáo.

Ấn tượng đầu tiên mà bảo tàng gốm Bát Tràng đem đến cho du khách là 7 xoáy ốc khổng lồ lấy ý tưởng từ những bàn xoay vuốt gốm, với những mặt cong đa diện uốn lượn mềm mại, tự do và quấn quýt lấy nhau, tạo thành một “kiệt tác” độc nhất vô nhị.
Làng gốm Bát Tràng: Dấu ấn cổ truyền giữa lòng Hà Nội - Ảnh 8
Bảo tàng như một ngôi nhà truyền thống, nơi lưu giữ tất cả những giá trị văn hoá của Làng gốm Bát Tràng. (Ảnh internet)

Ngoài ý tưởng tạo ra một triển lãm trưng bày các sản phẩm thủ công làng nghề và là nơi kết nối thủ công mỹ nghệ truyền thống, đây còn là nơi tôn vinh những người thợ làng nghề. Bảo tàng như một ngôi nhà truyền thống, nơi lưu giữ tất cả những giá trị văn hoá của Làng gốm Bát Tràng để du khách đến tham quan, chiêm ngưỡng, thưởng thức.

Có thể nói, với những giá trị tuyệt vời về kiến trúc và văn hóa truyền thống quý giá, bảo tàng gốm Bát Tràng chính là một trong những điểm đến tuyệt vời nhất mà du khách không thể bỏ qua tại ngoại thành Hà Nội.

Kiến trúc sư Hoàng Thúc Hào, Phó chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam, đã không đắn đo khi chọn ý tưởng cho công trình Trung tâm Tinh hoa làng nghề Việt tại làng gốm Bát Tràng. Ý tưởng đó gắn với kỹ thuật nặn gốm của làng Bát Tràng, điều thể hiện rất rõ tài hoa và sáng tạo của bao nghệ nhân nhiều đời tại đây. “Công trình có cảm hứng từ những khối bàn xoay vuốt gốm. Có những mặt cong đa diện, chuyển động mềm mại và tự do. Có cả hình ảnh lò bầu cổ của người dân Bát Tràng xưa”, Kiến trúc sư Hoàng Thúc Hào chia sẻ.

Còn theo TS Nguyễn Thu Thủy (Khoa Du lịch – Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia Hà Nội), các làng nghề trên thế giới khi làm du lịch thường có xu hướng có các khu lưu trữ và giữ gìn kỹ thuật nghề. “Chẳng hạn, ở Peru có một làng có nghề dệt len từ lông một loại động vật. Khi tới khu này, khách được hướng dẫn cách phân biệt lông giả và thật. Sau đó, họ được đưa vào khu vực sản phẩm để minh chứng là sản phẩm làm thật. Trải nghiệm đó làm khách thấy rất ấn tượng và hấp dẫn”, bà Thủy nói.

TS Thủy cho rằng ở Bát Tràng, khi phát triển một bảo tàng nghề cần có sự xâu chuỗi nghề thủ công với du lịch sáng tạo. Ở đó, khách không chỉ chiêm ngưỡng mà còn tham gia vào quy trình thực hành nghề. Ở Bát Tràng có một hiện vật mang lại trải nghiệm rất quý là lò bầu. Để sản xuất, người dân không dùng lò bầu (đun củi) nữa, thành ra lò bầu không còn mấy. Nếu có thể trải nghiệm được lò bầu sẽ rất thú vị”, bà Thủy nói.

                                            Theo: kinhtemoitruong.vn

Xem thêm:

>>Bát Tràng ra mắt câu lạc bộ nghệ nhân thợ giỏi
>>
Bát tràng liên hoan vinh danh cho các Nghệ nhân và thợ giỏi được Hiệp hội làng nghề phong tăng lần thứ 8 năm 2018
>>Ký sự làng nghề : Tìm ngày truyền thống cho Làng nghề Việt Nam
>>Nghệ nhân Trần Nam Tước và triển lãm “Danh tướng Việt Nam qua các tác phẩm nghệ thuật”
>>Ký sự nghệ nhân làng nghề Việt nam Tài hoa gốm sứ Bát Tràng

>>Ký sự làng nghề – Tinh hoa gốm sứ Bát Tràng (P1)

>>Ký sự Làng nghề – Gặp gỡ Nghệ nhân
>
Thưởng trà với ấm Tử Sa Việt
 

Hội Mỹ nghệ kim hoàn đá quý An Giang tổ chức lễ giỗ tổ
Quảng Nam tổ chức sự kiện tôn vinh nghề truyền thống

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đóng Giỏ hàng của tôi
Đóng Danh sách yêu thích
Recently Viewed Close
Đóng

Đóng
dẫn đường
Thể loại