Dù không hình thành tập trung như một số làng nghề truyền thống khác, nhưng nhiều năm qua, các cơ sở làm trống ở H.Trảng Bom luôn cố gắng tạo ra những sản phẩm tốt nhất, đa dạng nhất để đáp ứng sự tin tưởng của khách hàng trong và ngoài nước.
1. Để làm được trống đại, cơ sở của anh Lê Thế Quang (ngụ ấp Quảng Hòa, xã Quảng Tiến, H.Trảng Bom) phải nhập gỗ sao từ nước ngoài về. Thân cây gỗ phải được phơi kỹ càng nhiều tháng trời, tránh mối mọt cũng như không bị nứt vỡ |
Hầu hết các cơ sở sản xuất trống ở H.Trảng Bom có nguồn gốc từ làng nghề trống Đọi Tam, TX.Duy Tiên (tỉnh Hà Nam). Chính các “bí kíp” của làng nghề truyền thống lâu đời ở tỉnh Hà Nam đã giúp các cơ sở ở H.Trảng Bom tạo ra những chiếc trống có chất âm chuẩn, phù hợp cho từng sản phẩm cụ thể.
2. Làm trống đại, người thợ sẽ tốn rất nhiều thời gian đục thân trống |
Đa số trống ở H.Trảng Bom sản xuất là loại trống dăm ghép với những sản phẩm như: trống chầu, trống lịch, trống lân, trống chùa… Đặc biệt, tại H.Trảng Bom vẫn duy trì nghề làm trống đại độc đáo. Nét đặc biệt của trống đại là thân trống được đục từ thân cây nguyên khối, không ghép dăm rời như nhiều loại trống truyền thống. Tùy vào nhu cầu của khách hàng, loại lớn nhất có đường kính mặt trống rộng 1,6m, thân trống cao gần 3m. Giá trống đại dao động từ vài chục triệu đồng đến hơn 100 triệu đồng, tùy theo kích thước.
3,4. Thợ làm trống đại tỉ mỉ bào nhẵn thân trống |
Nghề làm trống đại tại H.Trảng Bom đang dần bị mai một bởi hiện nay rất khó kiếm các loại gỗ lớn, có tuổi đời lâu năm. Số người làm trống đại cũng không còn nhiều.
5. Tùy thuộc vào nhu cầu của khách hàng nên trống đại sẽ không theo một kiểu dáng, kích cỡ nhất định như trống dăm rời truyền thống |
6,7. Da trâu được chọn bọc quanh mặt trống đại phải là da trâu già trên 10 tuổi và được bào đủ mỏng để tạo chất âm chuẩn |
8,9. Niềng da trống là yếu tố quyết định cho giá trị chiếc trống đại |
10. Chân đế trống được gia đình anh Lê Thế Quang chạm khắc thủ công, tạo sự tinh xảo riêng biệt |
11. Bằng đôi tai của người thợ gần 30 năm làm nghề, anh Lê Thế Quang đánh thử trống sau khi căng da để biết “độ chín” của tiếng trống |
Theo: baodongnai.com.vn